Xét nghiệm ADN thai nhi được xem là công nghệ mới hiện nay khi mà bạn có thể biết chính xác đứa bé trong bụng người mẹ có máu mủ với mình hay không. Điều này giúp cho người cha kiểm tra được từ sớm thay vì phải chờ tới thời điểm em bé chào đời. Nhưng liệu quá trình phân tích ADN từ khi còn mang thai có chính xác hay không? Thai nhi có bị ảnh hưởng gì hay không? Cùng GenPro tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Xét nghiệm ADN thai nhi có an toàn không?

Nghi vấn về các mối quan hệ huyết thống là điều vẫn thường xảy ra trong các gia đình hiện đại ngày nay. Và để làm rõ sự nghi ngờ này, bạn sẽ phải tìm đến xét nghiệm ADN. Thông thường, để kiểm tra được quan hệ ruột thịt giữa hai người bạn phải cần đến sự hiện diện và mẫu vật được lấy từ cơ thể người đó. 

Tuy nhiên, với sự cải tiến trong hệ thống công nghệ y khoa, giờ đây bạn đã có thể xác minh quan hệ cha con ruột ngay từ khi bé còn chưa ra đời. Nhưng với những ai mới biết đến phương pháp này sẽ không khỏi ngạc nhiên và có chút băn khoăn. Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ em bé vẫn còn trong bụng mẹ thì lấy mẫu vật phân tích bằng cách nào và sử dụng loại mẫu vật gì. 

 Xét nghiệm ADN không xâm lấn sẽ an toàn hơn xét nghiệm ADN xâm lấn vì mẫu phân tích là dùng máu của mẹ thay vì nước ối
Xét nghiệm ADN không xâm lấn sẽ an toàn hơn xét nghiệm ADN xâm lấn vì mẫu phân tích là dùng máu của mẹ thay vì nước ối

Mặc dù nghe có vẻ phi lý nhưng sự thật là bạn hoàn toàn có thể kiểm tra điều này thông qua nước ối ở trong tử cung của người mẹ và cũng là môi trường bao quanh nuôi dưỡng thai nhi. Vì nước ối thường xuyên được thai nhi hấp thụ lại bằng đường tiêu hóa, dây rốn, da, màng ối nên bản thân nước ối cũng có chứa ADN.

Cách làm này còn được gọi với tên khác là xét nghiệm ADN xâm lấn. Ngoài kiểu phân tích ADN này, bạn còn có thể áp dụng xét nghiệm ADN không xâm lấn, nghĩa là sẽ kiểm tra ADN thông qua máu của mẹ thay vì chọc ối và so sánh chúng với mẫu vật của người cha. 

Tuy cả hai cách đều có thể đưa ra kết quả đúng gần như tuyệt đối nhưng độ an toàn của chúng là khác nhau. Với kỹ thuật xâm lấn, bác sĩ sẽ cần chọc ối và lấy phần nước ối này làm xét nghiệm. Việc làm này mặc dù có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản phí nhưng cũng dễ khiến bạn rơi vào tình cảnh sảy thai cao, rỉ ối, nhiễm trùng, sinh non. 

Còn với kỹ thuật không xâm lấn, bạn và thai nhi sẽ được đảm bảo an toàn tốt hơn vì mẫu vật xét nghiệm là máu của mẹ chứ không phải nước ối. Nhưng với những gia đình không dư dả về kinh tế thì điều này có chút khó khăn bởi chi phí để tiến hành xét nghiệm ADN không xâm lấn là khá cao.

Tiêu chuẩn để xét nghiệm ADN thai nhi là gì?

Để có thể xét nghiệm ADN cho thai nhi, có hai hình thức bạn có thể chọn lựa là xâm lấn và không xâm lấn. Nhưng để tiến hành được các kiểu phân tích ADN này, điều kiện hiện tại của bạn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn được đặt ra cho từng phương thức xét nghiệm.

 Để tiến hành xét nghiệm ADN xâm lấn, thai nhi phải đạt được 12 tuần tuổi trở lên
Để tiến hành xét nghiệm ADN xâm lấn, thai nhi phải đạt được 12 tuần tuổi trở lên

Với cách xét nghiệm ADN xâm lấn, mẫu vật của thai nhi để đối chứng với mẫu vật của người cha là nước ối. Vì thế, trước khi thực hiện, người mẹ cần đảm bảo được sức khỏe cả mẹ lẫn con đều đang ổn định. Đặc biệt, em bé phải bước sang tuần thai thứ 12 trở đi thì mới có thể tiến hành xâm lấn. 

Còn với xét nghiệm ADN không xâm lấn, cả mẹ và đứa bé cũng cần phải khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì ở phương pháp này không dùng tới nước ối mà là dùng máu ngoại vi của mẹ nên bạn sẽ không phải lo về việc chọc ối có thể tác động đến em bé. So với xâm lấn thì cách xét nghiệm này có thể được thực hiện từ sớm, chỉ cần bé đã đủ 6 tuần tuổi trở đi là có thể tiến hành phân tích ADN kiểm tra huyết thống.

Xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác như xét nghiệm sau sinh không?

Khi thai nhi bước sang tuần thai kỳ thứ 6, các ADN tự do bắt đầu được thai nhi phóng thích đi vào trong máu của người mẹ. Do đó, máu của mẹ cũng sẽ mang theo ADN thai nhi. Và để kiểm tra được ADN của thai nhi có tương thích với ADN của người cha hay không, các trung tâm xét nghiệm thường dùng đến công nghệ NIPT.

Với kỹ thuật này, các ADN tự do có trong máu mẹ sẽ được tách ra sau khi lấy mẫu máu từ người mẹ (khoảng 7 đến 10ml) và được đem đi phân tích quan hệ ruột thịt. Cũng như các kiểu xét nghiệm ADN thông thường khác, xét nghiệm ADN cho thai nhi cũng cho tỷ lệ chính xác cao đến 99,9%. Cho nên, bạn có thể yên tâm về độ chính xác cũng như độ an toàn với cách kiểm tra huyết thống này.

 Với công nghệ NIPT, các ADN của thai nhi sẽ được tách ra khỏi máu của mẹ và đem đi phân tích, kết quả cho ra đúng đến 99,9%
Với công nghệ NIPT, các ADN của thai nhi sẽ được tách ra khỏi máu của mẹ và đem đi phân tích, kết quả cho ra đúng đến 99,9%

Tuy rằng đứa bé vẫn đang còn trong bụng mẹ nhưng với công nghệ tiên tiến, hệ thống máy móc hiện đại cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm thì việc xét nghiệm ADN thai nhi cũng không quá khó để thực hiện. Nhờ vậy, bạn sẽ có thể xác định từ sớm quan hệ máu mủ giữa mình với con và giải đáp được mối nghi vấn tồn tại bấy lâu.

Nếu bạn đang trong hoàn cảnh tương tự, bạn có thể liên hệ đến GenPro qua hotline 0901 353 393 hoặc vào trang web genpro.vn để được tư vấn và hướng dẫn làm các thủ tục xét nghiệm một cách chính xác và nhanh chóng. 

ĐỐI TÁC