Nếu bạn đang có băn khoăn về mối quan hệ huyết thống giữa bản thân với đứa bé trong bụng người mẹ thì chắc chắn rằng sẽ rất nóng lòng muốn thực hiện kiểm tra ADN. Tuy nhiên, để có thể chờ đến ngày em bé chào đời sẽ mất một khoảng thời gian dài nên nhiều người đã tìm đến loại hình xét nghiệm ADN khi mang thai. Vậy mẫu xét nghiệm cần có ở đây là gì và tỷ lệ chính xác của phương pháp này là bao nhiêu?
Xét nghiệm ADN khi mang thai có chuẩn không?
Với sự phát triển của hệ thống y khoa hiện đại, người cha có thể tìm hiểu và xác minh mối quan hệ giữa bản thân với đứa bé trong bụng mẹ. Nhưng với những ai mới biết đến phương pháp này vẫn lo ngại về mức độ chuẩn xác. Bởi không thể lấy mẫu vật trên cơ thể bé theo cách thông thường.
Khác với những kiểu xét nghiệm khác, xét nghiệm trước sinh thường phải dùng đến vật mẫu và công nghệ phân tích khác. Và để kiểm tra huyết thống cha con, bạn có thể chọn xét nghiệm xâm lấn hoặc không xâm lấn. Với hình thức xâm lấn, mẫu vật dùng để phân tích là nước ối hay nhau thai còn không xâm lấn sẽ là máu ngoại vi của người mẹ.
Những bộ phận này đều có chứa ADN thai nhi. Hơn nữa, các trung tâm đều có máy móc tiên tiến, sử dụng công nghệ cao cùng nhiều chuyên gia kinh nghiệm, lành nghề nên độ chính xác của các phương pháp đều được đảm bảo gần như tuyệt đối. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng tỷ lệ xét nghiệm ADN trước sinh cũng chính xác không kém xét nghiệm ADN sau sinh.
Thai nhi có bị ảnh hưởng khi mẹ xét nghiệm ADN không?
Bạn cũng đã biết để có thể kiểm tra huyết thống giữa người cha và thai nhi, có hai cách để thực hiện là xâm lấn và không xâm lấn. Cả hai hình thức xét nghiệm này đều có thể đảm bảo tính chính xác nhưng mức độ an toàn sẽ không giống nhau. Với loại hình xét nghiệm xâm lấn, mẫu thử ADN sẽ là nước ối hoặc nhau thai lấy từ cơ thể người mẹ và so sánh với mẫu vật trên cơ thể người cha.
Hai loại mẫu này đều tiếp xúc trực tiếp với thai nhi nên khi lấy mẫu sẽ khó tránh khỏi những rủi ro như sảy thai hay sinh non. Cũng vì lý do này nên người chịu trách nhiệm thực hiện xét nghiệm cho bạn phải là người có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm.
Ngoài ra, những mẹ bầu có nhóm máu Rh cũng không nên tiến hành loại xét nghiệm này vì nguy cơ sảy thai là rất cao. Nhưng với loại hình xét nghiệm không xâm lấn, mẫu vật là máu ngoại vi của người mẹ nên việc lấy mẫu sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai mẹ con.
Xét nghiệm ADN khi mang thai vào thời điểm nào thì an toàn?
Tùy từng loại xét nghiệm mà thời điểm thích hợp để thực hiện phân tích ADN sẽ khác nhau. Trong trường hợp bạn chọn cách xét nghiệm truyền thống (xét nghiệm xâm lấn) thì cần phải chờ đến khi bé được 12 tuần tuổi thì mới có thể tiến hành lấy mẫu kiểm tra, phân tích. Nếu thực hiện sớm hơn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bé.
Còn nếu phương pháp xét nghiệm mà bạn chọn là xét nghiệm ADN không xâm lấn (sử dụng công nghệ NIPT) thì chỉ cần bé đã được 6 tuần tuổi là đã có thể tiến hành xác minh mối quan hệ huyết thống.
Khi công nghệ y khoa tiên tiến như hiện nay, việc kiểm tra huyết thống cho các em bé là điều rất đơn giản. Bạn không chỉ nhanh chóng nhận được kết quả xét nghiệm ADN khi mang thai, giải đáp thắc mắc mà còn có thể an tâm khi các phương pháp xét nghiệm đều cho ra các kết quả chuẩn xác 100%.
Nếu lúc này bạn đang muốn thực hiện một cuộc phân tích ADN như trên, bạn có thể liên hệ ngay đến GenPro chúng tôi qua hotline 0901 353 393 hoặc vào trang chủ của trung tâm GenPro theo đường link: https://genpro.vn để biết thêm các thủ tục xét nghiệm cũng như những thông tin cần thiết khác.