Ngày nay, nhu cầu xét nghiệm ADN là vô cùng lớn, bởi các mối quan hệ trong xã hội ngày càng phức tạp, cũng như nhu cầu khoa học về gen di truyền cùng ngày một lớn hơn. Để hiểu rõ xét nghiệm di truyền – ADN là gì, cùng theo chân chúng tôi trong bài viết sau bạn nhé!

Xét nghiệm ADN là gì? 

Hình ảnh: Khái niệm xét nghiệm ADN
Hình ảnh: Khái niệm xét nghiệm ADN

ADN hay còn gọi là Deoxyribonucleic acid, được phát hiện trong các tế bào cơ thể của con người có mang theo mật mã di truyền, chúng được truyền từ đời này sang đời khác, qua nhiều thế hệ của một gia đình. Trong ADN của mỗi người đều có một nửa được thừa hưởng từ mẹ, một nửa thừa hưởng từ bố. 

Xét nghiệm ADN là phương pháp dùng các tế bào của cơ thể chúng ta để xác định quan hệ huyết thống, có độ chính xác nhất hiện nay: lên tới 99, 9999%. Đây là nhu cầu vô cùng cần thiết cho các trường hợp cần xác định quan hệ bố mẹ với con hay rất hữu ích trong những phương pháp điều trị bệnh hiện đại ngày nay. 

Khác với nhận biết vân tay, ADN rất có giá trị trong việc thiết lập mối quan hệ gia đình từ nhiều thế hệ một cách chính xác gần như tuyệt đối. Có thể lấy mẫu ADN từ các tế bào như: Tế bào máu, niêm mạc miệng (tế bào má), chân tóc, móng tay, móng chân, hay cuống rốn sau khi rụng của em bé,…

Dù được gọi dưới những cái tên khác nhau như: Giám định ADN, xét nghiệm ADN hay phân tích ADN, thì kết quả cho ra cũng đều như nhau cả. Tuy nhiên, có chút khác nhau trong cách dùng. Ví dụ như, trong phòng thí nghiệm, thuật ngữ được sử dụng là xét nghiệm ADN, đây cũng là cách nói thông thường nhất. Còn các chuyên gia lại hay dùng từ phân tích ADN để nói đến. Riêng với các hoạt động phục vụ mục đích hình sự hay liên quan đến pháp luật, sẽ được gọi là giám định ADN. Ngoài ra, còn các cách gọi khác như: Kiểm tra, so sánh hay thử ADN.

Các bác sĩ sẽ phân tích ADN của đối tượng cần kiểm tra, rồi đem đối chiếu với người được cho là cùng huyết thống, hoặc không. Nếu chúng khớp với nhau, nghĩa là hai người có quan hệ ruột thịt. Chúng ta có thể lấy mẫu phân tích di truyền ở mọi độ tuổi, thậm chí khi đối tượng còn trong bào thai. Đã có những thử nghiệm có thể cho ra kết quả chính xác cho em bé còn trong giai đoạn đầu của thai kỳ (14-21 tuần).

Các loại hình xét nghiệm ADN cơ bản

Xét nghiệm ADN – xác định huyết thống

Đây là loại hình được nhiều người biết đến và có ý nghĩa rất lớn, khẳng định được các mối quan hệ ruột thịt trong gia đình hay tìm người thân thất lạc,… Phương pháp này ngày một trở nên được quan tâm, nhất là với xã hội ngày nay, khi mà nhiều mối quan hệ gia đình trở nên phức tạp hơn. 

Hình ảnh: Xác định ADN để kiểm tra huyết thống cha con
Hình ảnh: Xác định ADN để kiểm tra huyết thống cha con

Tuy nhiên, những thông tin kết quả xét nghiệm cần được bảo mật và giữ kín, chỉ cung cấp cho người có liên quan, có quyền được biết. Bởi đã có không ít trường hợp các kết quả bị đánh tráo, làm giả gây ra nhiều câu chuyện đau lòng và ngang trái. Tại Genpro, chúng tôi luôn đặt lợi ích và giá trị nhân văn lên đầu, mang đến các khách hàng dịch vụ tốt nhất có thể.

Xét nghiệm ADN – dùng trong khoa học hình sự

Cách dùng của phương pháp này không còn quá mới mẻ ở Việt Nam, chúng được dùng trong các hoạt động điều tra của các cơ quan chức năng để xác nhận một hung thủ đang bị nghi ngờ, truy tìm thủ phạm hay xác nhận danh tính nạn nhân.

Chẩn đoán bệnh

Ngoài những loại hình trên, xét nghiệm ADN còn được dùng để xác định các bệnh do di truyền, hay đột biến gen gây ra. Trong đó, xét nghiệm chất mang là một trong những loại hay được sử dụng nhất. Những gia đình có tiền sử mắc các hội chứng rối loạn di truyền, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, thì những người con cần được xét nghiệm di truyền trước khi có con, để đảm bảo đứa bé sinh ra không mắc bệnh này, hoặc có cách can thiệp hợp lý hơn.

Sàng lọc trước và sau sinh

Đây là một công dụng vô cùng hữu ích của phương pháp xét nghiệm di truyền, tại các nước phát triển như Mỹ, chính phủ yêu cầu những cặp bố mẹ cần phải làm các loại test để đảm bảo em bé không mắc những căn bệnh do đột biến gen gây ra. Hai rối loạn di truyền hay gặp nhất, đó là các bệnh như hội chứng Down hay chứng trisomy 18. Có thể dùng các phương pháp để phát hiện như: Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm xâm lấn – chọc ối.

Sau sinh, các em bé cần phải được kiểm tra một lần nữa các bất thường về di truyền và bệnh chuyển hóa. Nếu như phát hiện thấy có những biểu hiện của các bệnh nguy hiểm, các bác sĩ còn kịp thời đưa ra phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ phù hợp nhất.

Hình ảnh: Những em bé mới chào đời nên được xét nghiệm di truyền
Hình ảnh: Những em bé mới chào đời nên được xét nghiệm di truyền

Địa chỉ trung tâm xét nghiệm ADN uy tín nhất hiện nay

Chính vì tầm quan trọng của việc xét nghiệm di truyền, mà bạn cần phải tìm cho mình một địa chỉ uy tín để thực hiện. Tại Việt Nam hiện nay, GENPRO là đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm di truyền, với những phòng xét nghiệm, trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất. 

Bên cạnh đó, là đội ngũ chuyên gia, giám định chất lượng, nhiều kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt, với các khách hàng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, GENPRO sẽ có nhân viên hỗ trợ thu mẫu tại nhà miễn phí, để giảm thiểu tối đa thời gian đi lại cho khách hàng.
GENPRO luôn đảm bảo kết quả chính xác 100% và hoàn toàn có tính pháp lý, cũng như sự bảo mật tuyệt đối cho các khách hàng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về quá trình xét nghiệm ADN, đừng ngần ngại, gọi ngay tới số hotline 0901 353 393 của chúng tôi để có được sự hỗ trợ nhiệt tình, tận tâm và hài lòng nhất.

ĐỐI TÁC