Xét nghiệm ADN là loại xét nghiệm phân tích các Acid Nucleic Deoxyribo phục vụ nhu cầu xác minh huyết thống hoặc hoàn tất các thủ tục hành chính liên quan đến việc thừa kế. Dựa trên các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người đạt được, việc thu mẫu, làm xét nghiệm ADN càng trở nên đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn. Bên cạnh đó, chi phí xét nghiệm cũng ngày càng được tối giản hóa giúp tất cả mọi người ai cũng có khả năng tiếp cận và sử dụng. Tuy nhiên, khi xét nghiệm ADN Đà Nẵng, cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo tính chính xác và khách quan của kết quả xét nghiệm. Hãy cùng genpro.vn tìm hiểu nhé!
1. Mẫu nào có thể xét nghiệm ADN Đà Nẵng
Để lấy mẫu xét nghiệm ADN Đà Nẵng, thông thường người ta sử dụng các loại mẫu đơn giản như mẫu tóc, mẫu máu, mẫu móng tay, móng chân,…
Xét nghiệm ADN bằng mẫu máu
Việc lấy mẫu máu không khả quan với người mới được truyền máu hoặc đã từng ghép tuỷ trong quá khứ. Nếu người cho mẫu xét nghiệm ADN đã từng có tiền sử truyền máu thì thời điểm xét nghiệm nên cách 3 tháng so với thời điểm truyền máu. Như vậy, kết quả sẽ khả quan và chính xác hơn.
Khi lấy mẫu máu xét nghiệm ADN Đà Nẵng cần chú ý bảo quản máu trong bộ bảo quản chuyên dụng, không cần thiết phải lấy nhiều máu tươi, có thể chỉ cần vài giọt máu là đủ cho quá trình xét nghiệm nhưng tuyệt đối không được chạm tay vào mẫu để tránh làm sai lệch kết quả.
Nếu lấy mẫu máu mà chưa gửi đến trung tâm xét nghiệm được ngay, thì cần bảo quản ở nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng bình thường. Lưu ý là không để quá lâu vì sẽ hỏng mẫu, không thể xét nghiệm ADN được.
Xét nghiệm ADN bằng cuống rốn
Nếu như việc lấy mẫu máu gây đau đớn và khó khăn thì một trong những loại mẫu xét nghiệm ADN Đà Nẵng khác đó là mẫu cuống rốn. Với ưu điểm dễ thu thập, bí mật, mẫu có khả năng cho phép lưu trữ lâu dài, mẫu cuống rốn là loại mẫu xét nghiệm ADN rất phổ biến.
Cuống rốn nên được thu thập từ khoảng ngày thứ 5 đến ngày 21 sau sinh và bảo quản sạch sẽ, thoáng mát, không để cuống rốn trong túi nilon.
Nếu lấy cuống rốn còn ướt thì có thể sử dụng máy sấy chế độ nhẹ, để cách xa mẫu, làm khô và Không được ngâm mẫu vào dung dịch như cồn hay rượu.
Xét nghiệm ADN bằng mẫu móng tay, móng chân
Mẫu móng tay móng chân cần được vệ sinh kỹ và lau khô. Sử dụng kéo hoặc bấm móng tay để cắt lấy mẫu, không nên dùng miệng để lấy mẫu. Mẫu móng tay móng chân dùng để xét nghiệm ADN Đà Nẵng cần được cắt sát vào vùng bắt đầu mọc móng, thực hiện thao tác cẩn thận để không gây tổn thương khi lấy mẫu.
2. Xét nghiệm ADN có chính xác không
Xét nghiệm ADN dựa trên phân tích ADN có trong mẫu và kết luận tỉ lệ trùng lặp trong ADN để xác định được huyết thống giữa mẫu xét nghiệm. Thông thường, một người cha có quan hệ huyết thống với con thì khi xét nghiệm sẽ có tỉ lệ chính xác lên đến 99,999% thậm chí có thể cao hơn. Trong xét nghiệm ADN Đà Nẵng, không thể đạt đến tỉ lệ 100% vì để làm được điều này, trung tâm xét nghiệm phải xét nghiệm và loại trừ tất cả những người đàn ông khác trên thế giới.
Kết quả kết luận xét nghiệm ADN nhằm xác định mối quan hệ huyết thống giữa các thành viên khác trong gia đình cũng có xác suất tương tự. Một xét nghiệm ADN hoàn toàn có thể chỉ ra xác suất mẫu xét nghiệm có mối quan hệ huyết thống với nhau (cha con, ông bà với cháu nội, mẹ con,…).
Như vậy, xét nghiệm ADN để xác định huyết thống có xác suất là 99,999% thì bạn có thể tin rằng đó là kết quả hoàn toàn đúng về mối quan hệ huyết thống giữa hai mẫu được xét nghiệm (có quan hệ huyết thống hoặc không có quan hệ huyết thống).
3. Cách đọc bản xét nghiệm ADN
Trong kết quả xét nghiệm ADN, có thể xem được các chỉ số về gen ở từng vị trí được khảo sát của người thực hiện xét nghiệm. Ở mỗi locus, allele sẽ tồn tại theo cặp và nguyên tắc di truyền là con sẽ nhận 1 allele từ mẹ và 1 allele từ cha. Như vậy, nếu nhận thấy bất kì locus nào cũng có allele trùng lặp của người con và người cha giả định thì có thể kết luận đối tượng xét nghiệm có mối quan hệ huyết thống với nhau.
Trong các mối quan hệ sinh học cha con, đôi khi xảy ra trường hợp đặc biệt do đột biến hoặc nguyên nhân từ bên trong hoặc bên ngoài môi trường mà có thể có sự khác biệt về allele ở một vài locus. Trung tâm xét nghiệm sẽ làm phép khảo sát để xác định xem sự bất thường này có nằm trong mức cho phép hay không.
Chính vì vậy, khi có sự bất thường từ 3 locus trở lên mới kết luận không có huyết thống cha – con giữa hai người tham gia xét nghiệm.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về quá trình xét nghiệm và kết quả xét nghiệm ADN, để được tư vấn kỹ hơn hãy gọi đến hotline: 0901 353 393 hoặc truy cập genpro.vn để biết thêm chi tiết nhé.