Với nhu cầu kiểm tra huyết thống ngày càng cao của nhiều gia đình hiện nay, phương pháp xét nghiệm ADN đã được tạo ra và ngày càng phổ biến. Nhờ có công nghệ này, bạn sẽ dễ dàng biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình một cách chính xác nhất. Và để hiểu cụ thể hơn về khái niệm này, bạn nên đọc thông tin trong bài viết sau.

Xét nghiệm ADN có thể thực hiện từ lứa tuổi nào?

Để xét nghiệm ADN, yếu tố quan trọng không thể thiếu đó chính là mẫu vật được lấy trên cơ thể người rồi mới có thể tiến hành xét nghiệm. Mẫu vật để xác định huyết thống rất đa dạng, nó có thể là móng tay, móng chân, sợi tóc hay là máu… bởi tất cả những bộ phận này đều nằm trên cơ thể.

 Xét nghiệm ADN có thể được thực hiện cho những đứa bé chưa chào đời
Xét nghiệm ADN có thể được thực hiện cho những đứa bé chưa chào đời

Nếu trường hợp là người trưởng thành đi làm xét nghiệm thì việc này không quá khó khăn, nhất là khi công nghệ khoa học hiện nay rất tiên tiến. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vì lý do cá nhân nào đó mà có những gia đình muốn làm xét nghiệm cho các em bé. Vậy ở tuổi này liệu đã có thể thực hiện xét nghiệm hay không và độ tuổi từ bao nhiêu là phù hợp nhất?

Theo như các bác sĩ, không có một độ tuổi cụ thể nào trong quy định được tiến hành xét nghiệm, kiểm tra huyết thống. Điều này có nghĩa rằng dù là ở lứa tuổi nào, còn bé hay đã trưởng thành đều có thể làm việc này, thậm chí ngay cả những em bé chưa chào đời cũng có thể xác định huyết thống với ba mẹ. Bởi máu có thể được dùng làm mẫu xét nghiệm.  

Giám định ADN và xét nghiệm ADN có giống nhau không?

Ngoài tên gọi xét nghiệm ADN, chúng ta vẫn thường nghe đến những cụm từ thông dụng khác như giám định ADN hay phân tích ADN. Và với những ai chưa nắm rõ khái niệm này thường nhầm lẫn rằng 3 cách gọi này là 3 kiểu kiểm tra ADN khác nhau. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, cả ba kiểu gọi này đều là một, đều là quy trình phân tích ADN, xét nghiệm huyết thống.

Việc có tới ba tên gọi khác nhau là bởi mỗi cách gọi sẽ được sử dụng cho từng trường hợp khác nhau. Cụ thể như bạn làm việc trong ngành công an, hình sự và bạn cần có kết quả xét nghiệm ADN để tìm ra danh tính tên tội phạm. Lúc này, chúng ta sẽ gọi phương pháp này là giám định ADN.

Còn trong trường hợp, bạn chỉ là một công dân bình thường muốn thực hiện kiểm tra huyết thống giữa các thành viên trong gia đình hay làm các thủ tục giấy tờ tùy thân, chúng ta sẽ không gọi phương pháp này là giám định ADN mà thay vào đó là xét nghiệm ADN hoặc phân tích ADN.

Nếu chỉ là kiểm tra mối quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong gia đình thì phương pháp này sẽ được gọi là xét nghiệm ADN hay phân tích ADN
Nếu chỉ là kiểm tra mối quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong gia đình thì phương pháp này sẽ được gọi là xét nghiệm ADN hay phân tích ADN

Xét nghiệm ADN huyết thống giữa cha và con có cần xét trên người mẹ hay không?

Quy trình xét nghiệm ADN vốn chỉ cần thực hiện giữa hai cá thể cha và con cái khi có sự nghi vấn về mối quan hệ huyết thống. Tuy vậy, điều này cũng có thể thay đổi nếu kết quả xét nghiệm giữa người cha và người con có từ 2 gene trở lên không có dấu hiệu tương thích và khẳng định được rằng cả hai người không phải là cha con ruột.

Khi đó, cơ quan xét nghiệm sẽ cần lấy thêm mẫu của người mẹ để phân tích thêm nhằm đảm bảo kết quả kiểm tra huyết thống là chính xác. Còn với trường hợp, sau khi lấy mẫu của cha và con mang đi xét nghiệm và kết quả cho ra là trùng khớp với nhau thì điều này chứng tỏ người cha và người con có mối quan hệ ruột thịt.

Và lúc này không cần dùng phải xét nghiệm cho người mẹ. Nhưng nếu bạn muốn có kết quả chuẩn xác nhất 100% thì việc lấy mẫu xét nghiệm trên cơ thể mẹ cũng rất quan trọng. 

Phân tích ADN được tiến hành dựa trên yếu tố nào?

Bạn chắc chắn cũng biết rằng để làm xét nghiệm chúng ta sẽ cần đến mẫu vật và mẫu vật này có thể được lấy từ bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Chúng có thể là máu, tóc, móng tay, móng chân… Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi làm sao các chuyên viên thực hiện xét nghiệm có thể biết chính xác mối quan hệ huyết thống khi chỉ dựa vào những mẫu vật này?

Hiểu đơn giản thì trong các mẫu vật được lấy từ cơ thể người, tất cả đều có chứa thông tin di truyền từ cả người cha lẫn người mẹ theo tỷ lệ 50:50. Nên khi tiến hành kiểm tra, xét nghiệm trên những bộ phận này, các chuyên gia có thể biết được thông tin di truyền của người con có khớp với cha và mẹ hay không. Từ đó sẽ khẳng định được người cha, người mẹ đó là bố mẹ ruột của đứa trẻ hay cả hai đều không chung huyết thống.

Dựa trên thông tin di truyền các chuyên gia có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái
Dựa trên thông tin di truyền các chuyên gia có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái

Nhờ có công nghệ xét nghiệm ADN này, việc xác định huyết thống giữa thành viên này với thành viên khác trong gia đình trở nên đơn giản hơn. Hơn nữa, nó cũng góp phần giải mã những bí ẩn xoay quanh mối liên hệ máu mủ, ruột thịt cũng như tìm ra danh tính của những đối tượng đặc biệt. 

Và nếu bạn đang có ý định phân tích ADN thì có thể liên hệ ngay đến Trung tâm xét nghiệm ADN GenPro qua hotline 0901 353 393 hoặc truy cập trực tiếp vào trang web genpro.vn để được tư vấn ngay hôm nay.

ĐỐI TÁC